GD&TĐ - “Khó khăn của giáo viên khi dạy tích hợp, liên môn không nằm nhiều ở vấn đề nội dung mà ở vấn đề phương pháp dạy học” - Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT)
Cách tổ chức giờ học vô cùng quan trọng
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành cho rằng, muốn đảm bảo học sinh không chỉ có kiến thức, kỹ năng mà phải có năng lực, chúng ta phải nhắm đến đích xa hơn là tổ chức hoạt động học với những vấn đề, nhiệm vụ học tập gắn liền với thực tiễn nhiều hơn. Điều này, có thể thực hiện được ngay trong chương trình hiện hành.
PGS.TS Thành lấy ví dụ từ tổ chức một giờ học Vật lý - bài Nguyên lý nhiệt động lực học. Theo cách dạy truyền thống, giáo viên dạy hết nội dung bài trong sách giáo khoa; sau đó, cho học sinh làm bài tập, trả lời câu hỏi.
Hôm sau, giáo viên mới dạy về áp dụng lý thuyết trong tủ lạnh, sau nữa dạy áp dụng trong máy nổ động cơ... Cách dạy như vậy không thể tổ chức cho học sinh hoạt động học một cách đầy đủ và không giúp học sinh có năng lực tìm hiểu kiến thức vận dụng vào thực tiễn.
Cách tổ chức PGS.TS Nguyễn Xuân Thành đưa ra là: Tổ chức cả bài thành một chuyên đề, thực hiện trong 3 tiết. Tiết đầu tiên, cho học sinh xem một video về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của tủ lạnh. Học sinh xem video và trình bày lại: Tủ lạnh có cấu tạo như thế nào, hoạt động ra sao, giải thích tại sao tủ lạnh lại làm lạnh được...
Học sinh sẽ rất hào hứng, nhưng trong quá trình trình bày, các em thường bị “tắc” ở điểm: Cụ thể chỗ nào ở tủ lạnh làm cho nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ thấp sang nơi nhiệt độ cao?
Nếu hết giờ mà chưa có câu trả lời, học sinh phải về nhà tự tìm hiểu, cụ thể là tìm hiểu nguyên lý để giải thích cho cơ cấu hoạt động của mô tơ điều hòa. Khi đó, học sinh buộc phải đọc bài lý thuyết về nguyên lý nhiệt động lực học để vận dụng, giải thích được câu chuyện trên.
Hôm sau, cả tiết lên lớp, học sinh sẽ chỉ có nhiệm vụ trình bày và giải thích nội dung đã chuẩn bị. Khi trình bày, giải thích, học sinh không chỉ hiểu sâu sắc nguyên lý giáo viên muốn dạy mà quan trọng hơn, học sinh có năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết câu chuyện từ thực tế.
Tránh chia kế hoạch dạy học theo nội dung kiến thức
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành lưu ý: Trong mỗi một kế hoạch dạy học, dù sử dụng phương pháp dạy học nào, kỹ thuật gì thì cuối cùng cũng là tổ chức thành các hoạt động học của học sinh.
Hoạt động học của học sinh trong một kế hoạch dạy học không phải được chia theo nội dung kiến thức như hiện nay nhiều giáo viên đang làm.
Trong giáo án của nhiều giáo viên hiện nay, hoạt động một thường tương ứng với mục một trong sách giáo khoa; tương tự, hoạt động hai tương ứng với mục hai trong sách...
Như thế có nghĩa là giáo viên chưa “chế biến” thành các hoạt động học, chưa thể hiện được tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học nào mà người giáo viên sử dụng.
Nên tiêu chí đầu tiên, chuỗi hoạt động học phải thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp được sử dụng và thể hiện được mục tiêu, nội dung của bài học đó.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành đưa ví dụ: Dùng phương pháp “Bàn tay nặn bột” thì hoạt động một phải là một tình huống xuất phát. Hoạt động ấy làm cho học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu, rồi từ đó hình thành giả thiết, đến thiết kế phương án thí nghiệm, thực thi thí nghiệm rồi mới trình bày báo cáo thảo luận, ra kết quả...
Nếu dạy học giải quyết vấn đề, hoạt động một chắc chắn phải là một câu chuyện giải quyết một tình huống có vấn đề, rồi đề xuất giải pháp, thực thi giải pháp, trao đổi thảo luận để tìm ra kết quả.
Một vấn đề nữa PGS.TS Nguyễn Xuân Thành lưu ý, đó là: Mỗi một hoạt động phải có mục đích, nội dung, phương thức tổ chức hoạt động (tổ chức ở trong hay ngoài lớp, trong hay ngoài nhà trường, làm việc với cái gì...); đặc biệt phải lưu ý, sản phẩm của học sinh cần đạt được là gì? Ngoài ra, còn có tiêu chí thiết bị dạy học, học liệu và phương án kiểm tra đánh giá. Tất cả những cái đó, người soạn phải có phương án.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành cho rằng, muốn đảm bảo học sinh không chỉ có kiến thức, kỹ năng mà phải có năng lực, chúng ta phải nhắm đến đích xa hơn là tổ chức hoạt động học với những vấn đề, nhiệm vụ học tập gắn liền với thực tiễn nhiều hơn. Điều này, có thể thực hiện được ngay trong chương trình hiện hành.
PGS.TS Thành lấy ví dụ từ tổ chức một giờ học Vật lý - bài Nguyên lý nhiệt động lực học. Theo cách dạy truyền thống, giáo viên dạy hết nội dung bài trong sách giáo khoa; sau đó, cho học sinh làm bài tập, trả lời câu hỏi.
Hôm sau, giáo viên mới dạy về áp dụng lý thuyết trong tủ lạnh, sau nữa dạy áp dụng trong máy nổ động cơ... Cách dạy như vậy không thể tổ chức cho học sinh hoạt động học một cách đầy đủ và không giúp học sinh có năng lực tìm hiểu kiến thức vận dụng vào thực tiễn.
Cách tổ chức PGS.TS Nguyễn Xuân Thành đưa ra là: Tổ chức cả bài thành một chuyên đề, thực hiện trong 3 tiết. Tiết đầu tiên, cho học sinh xem một video về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của tủ lạnh. Học sinh xem video và trình bày lại: Tủ lạnh có cấu tạo như thế nào, hoạt động ra sao, giải thích tại sao tủ lạnh lại làm lạnh được...
Học sinh sẽ rất hào hứng, nhưng trong quá trình trình bày, các em thường bị “tắc” ở điểm: Cụ thể chỗ nào ở tủ lạnh làm cho nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ thấp sang nơi nhiệt độ cao?
Nếu hết giờ mà chưa có câu trả lời, học sinh phải về nhà tự tìm hiểu, cụ thể là tìm hiểu nguyên lý để giải thích cho cơ cấu hoạt động của mô tơ điều hòa. Khi đó, học sinh buộc phải đọc bài lý thuyết về nguyên lý nhiệt động lực học để vận dụng, giải thích được câu chuyện trên.
Hôm sau, cả tiết lên lớp, học sinh sẽ chỉ có nhiệm vụ trình bày và giải thích nội dung đã chuẩn bị. Khi trình bày, giải thích, học sinh không chỉ hiểu sâu sắc nguyên lý giáo viên muốn dạy mà quan trọng hơn, học sinh có năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết câu chuyện từ thực tế.
Tránh chia kế hoạch dạy học theo nội dung kiến thức
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành lưu ý: Trong mỗi một kế hoạch dạy học, dù sử dụng phương pháp dạy học nào, kỹ thuật gì thì cuối cùng cũng là tổ chức thành các hoạt động học của học sinh.
Hoạt động học của học sinh trong một kế hoạch dạy học không phải được chia theo nội dung kiến thức như hiện nay nhiều giáo viên đang làm.
Trong giáo án của nhiều giáo viên hiện nay, hoạt động một thường tương ứng với mục một trong sách giáo khoa; tương tự, hoạt động hai tương ứng với mục hai trong sách...
Như thế có nghĩa là giáo viên chưa “chế biến” thành các hoạt động học, chưa thể hiện được tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học nào mà người giáo viên sử dụng.
Nên tiêu chí đầu tiên, chuỗi hoạt động học phải thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp được sử dụng và thể hiện được mục tiêu, nội dung của bài học đó.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành đưa ví dụ: Dùng phương pháp “Bàn tay nặn bột” thì hoạt động một phải là một tình huống xuất phát. Hoạt động ấy làm cho học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu, rồi từ đó hình thành giả thiết, đến thiết kế phương án thí nghiệm, thực thi thí nghiệm rồi mới trình bày báo cáo thảo luận, ra kết quả...
Nếu dạy học giải quyết vấn đề, hoạt động một chắc chắn phải là một câu chuyện giải quyết một tình huống có vấn đề, rồi đề xuất giải pháp, thực thi giải pháp, trao đổi thảo luận để tìm ra kết quả.
Một vấn đề nữa PGS.TS Nguyễn Xuân Thành lưu ý, đó là: Mỗi một hoạt động phải có mục đích, nội dung, phương thức tổ chức hoạt động (tổ chức ở trong hay ngoài lớp, trong hay ngoài nhà trường, làm việc với cái gì...); đặc biệt phải lưu ý, sản phẩm của học sinh cần đạt được là gì? Ngoài ra, còn có tiêu chí thiết bị dạy học, học liệu và phương án kiểm tra đánh giá. Tất cả những cái đó, người soạn phải có phương án.
“Như vậy, chúng ta “gỡ” việc sắp xếp chưa hợp lý bằng cách xây dựng các chuyên đề, trong đó có các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn. Khi xây dựng xong, phải áp dụng cho được cách thức truyền tải, tức là phương pháp, hình thức, kỹ thuật tổ chức dạy học để đảm bảo quá trình dạy học là tổ chức hoạt động học của học sinh. Giáo viên lùi lại phía sau để là người hướng dẫn để tổ chức cho học sinh học tập. Ví dụ, nên mạnh dạn giao cho học sinh làm thí nghiệm chứ không phải thầy làm như thường thấy hiện nay. Tôi mong muốn các nhà trường chỉ đạo các tổ bộ môn làm những việc như vậy. Tất nhiên đây là việc không dễ, nhưng khó cũng phải làm”
0 nhận xét | Viết lời bình